Ba Tư xâm lược Hy Lạp lần thứ hai
Ba Tư xâm lược Hy Lạp lần thứ hai

Ba Tư xâm lược Hy Lạp lần thứ hai

Cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của Ba Tư, một phần của cuộc Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư, là chiến dịch tấn công đánh chiếm Hy Lạp do vua Ba Tư Xerxes I chỉ huy trong giai đoạn 480–479 TCN. Cuộc xâm lược này là sự nối tiếp của cuộc xâm lược lần thứ nhất diễn ra vào giai đoạn 492–490 TCN bởi vua Darius I, chấm dứt sau thất bại của quân Ba Tư tại Trận Marathon. Sau cái chết của vua Darius, con trai ông là Xerxes đã dành nhiều thời gian chuẩn bị và tập hợp một lưc lượng hải quân và lục quân khổng lồ cho cuộc xâm lược lần hai. Về phía Hy Lạp, hai thành bang AthensSparta chỉ huy liên quân gồm 70 thành bang. Tuy nhiên, hầu hết các thành bang Hy Lạp lại giữ vị trí trung lập hoặc đầu hàng Xerxes.Cuộc xâm lược bắt đầu vào mùa xuân năm 480 TCN, khi quân đội Ba Tư vượt Hellespont và hành quân xuyên qua ThraceMacedon đến Thessaly. Cuộc tiến quân của quân ba Tư bị chặn lại tại đèo Thermopylae bởi một lực lượng Liên quân nhỏ, chỉ huy bởi Vua Leonidas I của Sparta; cùng lúc đó, hạm đội Ba Tư cũng bị chặn lại trên biển tại eo biển Artemisium. Trong Trận Thermopylae, dù bị áp đảo về quân số, Liên quân đã cầm chân được quân Ba Tư trong bảy ngày trước khi quân ba Tư được chỉ con đường trên núi đã vòng ra phía sau quân Hy Lạp. Leonidas tử trận cùng với nhóm lính bọc hậu ở lại. Sau đó, quân ba Tư chiếm được hai vùng BoeotiaAttica trước khi đến Athens và đốt cháy thành phố này. Tuy nhiên, một lực lượng Liên quân lớn hơn đã củng cố phòng thủ tại Eo đất Corinth, bảo vệ Peloponnesus. Cả hai phe sau đó chuyển sang tìm kiếm một chiến thắng trên biển quyết định cuộc chiến. Tại Salamis, vị tướng Athens Themistocles đã dụ được hải quân Ba Trong khi đó, hạm đội Liên quân sau hai ngày đẩy lùi được cuộc tấn công của Ba Tư trong Trận Artemisium đã rút lui về Salamis sau khi nghe tin về chiến bại tại Thermopylae.Tư vào eo biển Salamis chật hẹp, nơi mà các tàu chiến Ba Tư với số lượng lớn trở nên hỗn loạn và do đó đã bị đánh bại hoàn toàn. Chiến thắng tại Salamis khiến cho kế hoạch kết thúc nhanh cuộc xâm lược của Xerxes phá sản và vị vua Ba Tư buộc phải trở về châu Á, để lại vị tướng Mardonius và lực lượng tinh nhuệ nhất cho việc hoàn tất cuộc xâm lược.Mùa xuân tiếp theo, Liên quân tập hợp một lực lượng bộ binh hạng nặng (hoplite) lớn chưa từng có để chạm trán với Mardonius. Trong Trận Plataea, bộ binh Hy Lạp đã một lần nữa thể hiện sức mạnh vượt trội khi làm thiệt hại nặng quân ba Tư và giết chết Mardonius. Cùng ngày, hải quân của Liên quân vượt Biển Aegean để tiêu diệt phần còn lại của hải quân Ba Tư trong Trận Mycale. Cuộc xâm lược của Ba Tư chính thức chấm dứt sau hai thất bại trên đồng thời quyền lực của Ba Tư tại vùng Aegean cũng bị sứt mẻ nghiêm trọng. Hy Lạp tiến hành cuộc phản công đẩy lùi quân Ba Tư ra khỏi châu Âu, quần đảo Aegean và Ionia trước khi chiến tranh chính thức kết thúc vào năm 479 TCN.

Ba Tư xâm lược Hy Lạp lần thứ hai

Thời gian 480 TCN–479 TCN
Địa điểm Đại lục Hy Lạp, quần đảo Aegean và Ionia
Kết quả Hy Lạp chiến thắng
Nguy cơ Ba Tư xâm lược trở lại giảm đi nhiều
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gian480 TCN–479 TCN
Địa điểmĐại lục Hy Lạp, quần đảo Aegean và Ionia
Kết quảHy Lạp chiến thắng
Nguy cơ Ba Tư xâm lược trở lại giảm đi nhiều

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ba Tư xâm lược Hy Lạp lần thứ hai http://www.loyno.edu/history/journal/1998-9/Pipes.... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Per... http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?layout=... http://www.gutenberg.org/etext/2707 http://www.livius.org/ct-cz/ctesias/photius_persic... https://web.archive.org/web/20071227170138/http://...